Cách chọn tủ an toàn sinh học phù hợp

Tủ an toàn sinh học của LABone là một thiết bị không thể thiếu giúp kiểm soát kỹ thuật cơ bản, bảo vệ người sử dụng và môi trường khỏi các nguy cơ sinh học. Luồng không khí của tủ an toàn sinh học được thiết kế với một rào chắn chặt chẽ, ngăn chặn sự rò rỉ ngẫu nhiên của các nguy cơ sinh học ra khỏi khu vực làm việc. Đồng thời, hệ thống luồng khí xuống từ trên xuống của tủ giúp loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm khỏi không gian làm việc, cung cấp khu vực vô trùng cho các mẫu.

Tủ an toàn sinh học

Việc tiếp xúc với các mối nguy hiểm sinh học này phải được kiểm soát cẩn thận để giảm nguy cơ gây ra các tác động có hại hoặc gây chết người. Việc có thông số kỹ thuật chính xác của tủ an toàn sinh học và đảm bảo nó được lắp đặt đúng cách là rất quan trọng, vì loại máy móc này bảo vệ nhân viên cũng như môi trường phòng thí nghiệm khỏi bị ô nhiễm.

Virus, vi khuẩn, dịch cơ thể và các vật liệu khác đều có thể được kiểm soát cẩn thận bằng tủ an toàn sinh học. Khi sử dụng cẩn thận, chúng có thể ngăn ngừa lây nhiễm chéo để đảm bảo các quy trình nhạy cảm của bạn diễn ra suôn sẻ.

Cho dù bạn đang thay thế tủ an toàn sinh học cũ trong phòng thí nghiệm của mình hay mua tủ an toàn sinh học lần đầu tiên, điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại tủ an toàn sinh học.

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 – 1200 Prime
  1. Chọn đúng cấp tủ an toan sinh học

Tủ an toàn sinh học nên lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: loại công việc, phân loại mối nguy hiểm sinh học (Nhóm rủi ro 1-4)

Loại bảo vệ Tủ an toàn sinh học lựa chọn
Bảo vệ người dùng, Vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 1-3 Cấp I, Cấp II, Cấp III
Bảo vệ người dùng, vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 4 Cấp III
Bảo vệ sản phẩm Cấp II, III
Bảo vệ hóa chất/hạt nhân phóng xạ, tái tuần hoàn khu vực làm việc Cấp II loại B1 và Cấp II loại A2 có ống dẫn
Bảo vệ hóa chất/hạt nhân phóng xạ, không tái tuần hoàn khu vực làm việc Cấp I, Cấp II loại B2, Cấp 3 có ống dẫn

Tủ an toàn sinh học cấp I

Tủ an toàn sinh học cấp I là bảo vệ người sử dụng, môi trường phòng thí nghiệm và không bảo vệ vật mẫu

Tủ an toàn sinh học cấp II

Tủ an toàn sinh học cấp II là bảo vệ người sử dụng, vật mẫu, môi trường phòng thí nghiệm. Tủ an toàn sinh học cấp II được chia thành các loại A1, A2, B1, B2 và C1

Tủ an toàn sinh học cấp II được sử dụng phổ biến nhất là loại A2 và B2.

Tủ an toàn sinh học cấp III

Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng với tác nhân nguy cơ lây nhiễm cao nhất là 4. Cung cấp mức độ bảo vệ tối đa cho người sử dụng và môi trường phòng thí nghiệm.

  1. Chọn đúng kích thước sử dụng

Bạn cần đảm bảo mua tủ an toàn sinh học với kích thước phù hợp với nhu cầu cũng như không gian của phòng thí nghiệm hiện tại và đặc biệt tủ an toan sinh học là 1 khối, vì vậy phải cân nhắc việc vận chuyển vào phòng thí nghiệm làm sao vào được an toàn và các khúc cua, kích thước cửa.

Hiện tại các kích thước thông dụng là 700mm, 900mm, 1200mm, 1500mm và 1800mm.

  1. Lựa chọn nhà sản xuất uy tín và chuyên nghiệp

Việc lựa chọn 1 hãng uy tín và chuyên nghiệp rất quan trọng, liệu họ có đủ các bộ phận nghiên cứu, máy móc công nghệ sản xuất hay không hay họ chỉ đi thuê toàn bộ bên ngoài gia công mà không có chuyên môn cũng như các nghiệp vụ hiểu biết về tủ an toàn sinh học và điều này rất là nguy hiểm vì mức độ tủ an toàn rất quan trọng, chỉ cần sản phẩm không đạt là chúng ta tự gây nguy hiểm cho chính mình và cho cả môi trường phòng thí nghiệm.

Chúng ta đánh giá năng lực của nhà sản xuất thông qua họ có nhà máy sản xuất trực tiếp hay không, bộ phận nghiên cứu phát triển, công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà máy, tự động và hệ thống QC đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới là EN 12469 và NSF 49.

  1. Lựa chọn bên thứ 3 thử nghiệm đánh giá hiệu năng tủ an toàn sinh học

Hiện tại Việt Nam có rất nhiều tổ chức thử nghiệm và chứng nhận tủ an toàn sinh học, để việc lựa chọn tổ chức chứng nhận tủ an toàn sinh học đúng đòi hỏi chúng ta phải kiểm tra xem liệu tổ chức đó có công nhận ISO 17025 và ILAC-MRA hay không và các chỉ tiêu nào được thông nhận. Và các chỉ tiêu đó có nằm trong các tiêu chuẩn bắt buộc của tiêu chuẩn EN 12469 hay NSF 49.

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều tiêu chuẩn thử nghiệm về hiệu năng tủ an toàn sinh học như EN 12469 và NSF 49 ngoài ra thường mỗi quốc gia sẽ có các tiêu chuẩn riêng của quốc gia đó nhưng tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và khắc khe cũng như update hàng năm là NSF 49.

Vì vậy việc lựa chọn một tủ an toàn sinh học phù hợp với mục đích sử dụng là rất quan trọng, chúng tôi chỉ có thể tổng kết các vấn đề trên là cần thiết nhất nhất, ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác nhưng không quá quan trọng. Nên lưu ý rằng Tủ an toàn sinh học được lựa chọn đúng sẽ giảm thiểu mọi rui ro tác động có hại hoặc có thể gây chết người.

Xem thêm các bài viết khác tai đậy

THAM KHẢO CÁC LOẠI TỦ AN TOÀN SINH HỌC

0978 782 147
Liên hệ