Sự khác nhau giữa tủ hút khí độc và tủ an toàn sinh học

Cả hai tủ hút khí độc và tủ an toàn sinh học là những loại thiết bị chuyên dụng cho phòng thí nghiệm. Mặc dù tủ hút khí độc và tủ an toàn sinh học trông giống nhau và đều bảo vệ nhân viên phòng thí nghiệm khỏi các môi nguy hiểm trong phòng thí nghiệm nhưng mục đích, chức năng và hoạt động của chúng  khác nhau đáng kể.

Tủ hút khí độc được thiết kế nhằm mục đích loại bỏ hơi hóa chất, dung môi, khi dung nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc,…nhằm mục đích bảo vệ duy nhất nhân viên phòng thí nghiệm.

Tủ an toàn sinh học là thiết bị kiểm soát kỹ thuật cơ bản giúp bảo vệ người dùng, mẫu và môi trường chống lại các mối nguy hiểm sinh học. Luồng không khí của tủ an toàn sinh học bao gồm một rào chắn ngăn chặn sự thoát ra ngẫu nhiên của các mối nguy hiểm sinh học khỏi khu vực làm việc của tủ. Nó cũng có luồng khí thổi xuống giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi khu vực làm việc, cung cấp khu vực vô trùng cho các mẫu.

Nếu được giao nhiệm vụ lựa chọn loại tủ phù hợp với phòng thí nghiệm của mình, dưới đây là một số vấn đề nêu ra để chúng ta cần cân nhắc.

Lưu ý rằng, việc lựa chọn và sử dụng không đúng cách sẽ gây ra hậu quả đáng kể cho sức khỏe và sự an toàn, Vì vậy chúng ta nếu không hiểu rõ thì cần tham khảo các chuyên gia để đưa ra lời khuyên sử dụng cho đúng nhất có thể.

Sự bảo vệ

Tủ hút khí độc chỉ bảo vệ duy nhất cho nhân viên khỏi các hơi hóa chất nguy hiểm

Tủ an toàn sinh học bảo vệ nhân viên, mẫu và môi trường khỏi các mối nguy hiểm sinh học và tùy vào mục địch sử dụng ta chọn cấp I,II, III và các loại A1, A2, B1, B2 và C1 sao cho phù hợp.

Tủ hút khí độc có 2 loại:

Tủ hút khí độc hút thải ra ngoài xử lý bằng than hoạt tính hay tháp hấp phụ tùy vào loại hơi hóa chất, dung môi.

Tủ hút khí độc hoàn lưu khí sạch lại phòng thí nghiệm thông qua hấp phụ than hoạt tính.

Việc lựa chọn loại tủ hút khí độc nào cho từng ứng dụng sẽ được giới thiệu cụ thể tại đây

TỦ AN TOÀN SINH HỌC

Tủ an toàn sinh học cấp I

Tủ an toàn sinh học cấp I là bảo vệ người sử dụng, môi trường phòng thí nghiệm và không bảo vệ vật mẫu

Tủ an toàn sinh học cấp I

Tủ an toàn sinh học cấp II

Tủ an toàn sinh học cấp II là bảo vệ người sử dụng, vật mẫu, môi trường phòng thí nghiệm. Tủ an toàn sinh học cấp II được chia thành các loại A1, A2, B1, B2 và C1

Tủ an toàn sinh học cấp II được sử dụng phổ biến nhất là loại A2 và B2.

Tủ an toàn sinh học cấp II

Tủ an toàn sinh học cấp III

Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng với tác nhân nguy cơ lây nhiễm cao nhất là 4. Cung cấp mức độ bảo vệ tối đa cho người sử dụng và môi trường phòng thí nghiệm.

Tủ an toàn sinh học cấp III

Cách chọn tủ an toàn sinh học phù hợp sẽ được giới thiệu cụ thể tại đây

Xem thêm các bài viết khác tai đậy

Các sản phẩm liên quan:

  • Tủ hút khí độc:

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1200

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1200 Elite

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1500

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1500 Elite

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1800

Tủ hút khí độc có đường ống. – HUYAir FH-1800 Elite

  • Tủ an toàn sinh học:

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2Eco

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Elite

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Prime

Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Dual Prime

Thông tin liên hệ:

0978 782 147
Liên hệ