Blog, Tủ an toàn sinh học
Sự khác biệt giữa tủ dòng khí chảy tầng (Laminar Airflow Cabinet) hay còn gọi tủ cấy vi sinh và tủ an toàn sinh học (Biosafety cabinet)
Hiện tại chúng ta đang gọi tủ cấy vi sinh hay tủ sạch (cleanbench) thực tế là tủ dòng khí chảy tầng (Laminar Airflow Cabinet) hay tủ cấy vi sinh cấp 2 chính là tủ an toàn sinh học cấp 2 (Biosafety cabinet Class 2).
Tủ dòng khí chảy tầng và tủ an toàn sinh học bề ngoài có vẻ nhìn giống nhau nhưng thực tế tính năng hoàn toàn khác nhau và mục đích sử dụng cũng khác nhau.
Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại tủ này về tính năng chính, chủng loại và mục đích sử dụng để có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm phù hợp cho nhu cầu của bạn.
Tủ dòng khí chảy tầng – Tủ sạch (Laminar Airflow Cabinet – Cleanbench)
Dòng khí chảy tầng là gì(Laminar Airflow): là luồng không khí di chuyển theo một hướng với cùng một tốc độ không đổi , nó không có các luồng không khí bị cắt ngang và các phân tử khí di chuyển có trật tự theo đường thẳng song song.
Tủ dòng khí chảy tầng(Laminar Airflow Cabinet) là một thiết bị khép kín tạo ra môi trường sạch không có vi sinh vật. Một môi trường sạch được tạo ra là dòng khi cấp qua bộ lọc HEPA và bộ lọc HEPA giữ lại tất cả các hạt, vi sinh vật , nấm, bào tử có kích thước 0.3um.
Tủ dòng khí chảy tầng(Laminar Airflow Cabinet) là tủ chỉ bảo vệ duy nhất vật mẫu, không bảo vệ người sử dụng và môi trường phòng thí nghiệm.
Tủ dòng khí chảy tầng có hai loại dựa trên hướng của luồng khí đi:
- Tủ dòng khí chảy tầng thẳng đứng hay gọi là tủ cấy vi sinh dòng khí thẳng đứng
- Tủ dòng khí chảy tầng thổi ngang hay còn gọi là tủ cấy vi sinh dòng khí thổi ngang.
![]() |
![]() |
Tủ an toàn sinh học
Tủ an toàn sinh học là thiết bị kiểm soát kỹ thuật cơ bản giúp bảo vệ người dùng, mẫu và môi trường chống lại các mối nguy hiểm sinh học. Luồng không khí của tủ an toàn sinh học bao gồm một rào chắn ngăn chặn sự thoát ra ngẫu nhiên của các mối nguy hiểm sinh học khỏi khu vực làm việc của tủ. Nó cũng có luồng khí thổi xuống giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm khỏi khu vực làm việc, cung cấp khu vực vô trùng cho các mẫu.
Việc tiếp xúc với các mối nguy hiểm sinh học này phải được kiểm soát cẩn thận để giảm nguy cơ gây ra các tác động có hại hoặc gây chết người. Việc có thông số kỹ thuật chính xác của tủ an toàn sinh học và đảm bảo nó được lắp đặt đúng cách là rất quan trọng, vì loại máy móc này bảo vệ nhân viên cũng như môi trường phòng thí nghiệm khỏi bị ô nhiễm.
Virus, vi khuẩn, dịch cơ thể và các vật liệu khác đều có thể được kiểm soát cẩn thận bằng tủ an toàn sinh học. Khi sử dụng cẩn thận, chúng có thể ngăn ngừa lây nhiễm chéo để đảm bảo các quy trình nhạy cảm của bạn diễn ra suôn sẻ.
Tủ an toàn sinh học cấp I
Tủ an toàn sinh học cấp I là bảo vệ người sử dụng, môi trường phòng thí nghiệm và không bảo vệ vật mẫu
Tủ an toàn sinh học cấp II
Tủ an toàn sinh học cấp II là bảo vệ người sử dụng, vật mẫu, môi trường phòng thí nghiệm. Tủ an toàn sinh học cấp II được chia thành các loại A1, A2, B1, B2 và C1
Tủ an toàn sinh học cấp II được sử dụng phổ biến nhất là loại A2 và B2.
Tủ an toàn sinh học cấp III
Tủ an toàn sinh học cấp III được sử dụng với tác nhân nguy cơ lây nhiễm cao nhất, cung cấp mức độ bảo vệ tối đa cho người sử dụng và môi trường phòng thí nghiệm.
Xem thêm các bài viết khác tai đậy
Các sản phẩm liên quan:
- Tủ cấy vi sinh
- Tủ an toàn sinh học:
Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2Eco
Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2
Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Elite
Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Prime
Tủ an toàn sinh học – HUYAir Bio2 Dual Prime
Thông tin liên hệ:
- Website: LABone
- Fanpage: LABone Scientific
- Điện thoại: 0978 782 147
- Email: info@labone.vn